Cách chống nóng cho căn nhà hiệu quả trong ngày nóng

Tại Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng của mùa hè, với nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 39 độ C. Với những cách trong đây sẽ giúp bạn làm giảm bớt đi phần nào sự khó chịu của cái nóng trong nhà.

1, Luôn kéo rèm cửa

f:id:cattuong9102:20191015130136j:plain

Thông thường lượng nhiệt đến nhiều nhất từ cửa sổ. Do đó, biện pháp đơn giản nhất là luôn kéo rèm cửa và bạn nên chọn những loại rèm cửa sáng màu để ngăn ánh sáng vào phòng.

Biện pháp đơn giản này giúp bạn có thể giảm nhiệt độ phòng luôn ở mức thấp. Hãy lưu ý đặc biệt đối với những chiếc cửa sổ kính ở hướng tây và hướng nam.

2, Không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt

Hãy biết tận dụng những luồng gió mát tự nhiên và buổi tối để giúp cho không khí trong phòng của bạn được lưu thông.

Do đó, không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt. Hãy đảm bảo không khí có thể lưu thông bằng cách mở cách cửa đối diện nhau. Điều này không chỉ giúp lấy gió mát tự nhiên mà còn giúp không khí trong phòng có nhiều oxy hơn và làm giảm cảm giác oi bức.

3, Mẹo với một chiếc quạt

Bạn không cần phải bật máy điều hoa để có hơi lạnh trong căn phòng mà có thể sử dụng một mẹo nhỏ đơn giản với nước đã và một chiếc quạt.

Để đá lạnh vào trong một chiếc bát và đặt phía trước của một chiếc quạt. Hơi lạnh bốc lên sau đó sẽ được quạt khổi khắp phòng giúp giảm nhiệt tốt.

>> Xem thêm: tôn chống nóng cách nhiệt cho mái tôn

4, Thay nệm và ga trải giường

Mùa hè đến là lúc bạn phải nói lời tạm biệt những chiếc nệm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nằm trên những chiếc nệm êm thì việc lựa chọn chất liệu phù hợp là điều quan trọng. Trong tất cả các loại thì nệm lò xo là thích hợp để sử dụng trong mùa hè nhất. Tiếp đến là nệm làm từ sợi tự nhiên ép sẽ cao hơn nệm bông ép, bọt biển, cao su.

5, Chỉnh quạt trần để quay ngược chiều kim đồng hồ

Vào mùa hè, cài đặt quạt trần quay theo ngược chiều kim đồng hồ để tạo gió. Khi đứng dưới quạt bạn sẽ cảm nhật được luồng gió lạnh trực tiếp xuống cơ thể, không khí lạnh tập trung và không bị loãng khắp phòng.

f:id:cattuong9102:20191015130231j:plain

6, Làm mát cơ thể bạn

Thay vì tập trung vào việc làm mát căn phòng, chúng ta có thể tập trung vào việc làm mát cơ thể của mình. Một số biện pháp đơn giản là mặc quần áo thoáng mát, sử dụng một chiếc khăn lạnh đắp trên những vùng cơ thể nóng như cổ, bên trong khuỷu tay và uống những loại nước mát giải nhiệt.

>> Tham khảo thêm: cách nhiệt polystyrene

7, Bật quạt thông gió

Điều này là cần thiết vì nó giúp tống khứ đi luồng gió không khí nóng do nấu ăn hoặc sau khi bạn tắm ra ngoài căn nhà của bạn.

Lý tưởng nhất là tạo ra sự thông gió từ dưới lên. Vì thế, hãy mở cửa sổ sát mái nhà, gác xếp và cửa sổ trên cầu thang. Khí nóng sẽ bốc lên cao, còn khí lạnh sẽ chìm xuống làm mát cho nhà bạn.

8, Trồng thêm cây xanh

Đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà hoặc thiết kế một giàn dây leo ngoài ban công sẽ có tác dụng lớn giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.

f:id:cattuong9102:20191015130616j:plain

9, Thay đèn sợi đốt bằng đèn compact

Các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt lớn, năng lượng này là hoàn toàn lãng phí. Do đó, đừng ngần ngại thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang compact. Không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà mà còn giúp làm giảm hóa đơn tiền điện của bạn mỗi tháng.

10, Các biện pháp lâu dài

Nếu bạn muốn cải thiện tình hình lâu dài thì bạn nên tính đến một số biện pháp như sử dụng tấm cách nhiệt , chống nóng mái bê tông, sơn cách nhiệt và còn nhiều biện pháp khác mà bạn có thể tham khảo trên internet.

11, Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện

Không chỉ là vấn đề tiết kiệm điện mà còn bởi nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị điện, đồ dùng gia đình trong quá trình hoạt động sẽ cộng thêm vài độ C cho ngôi nhà vốn đang bị bức bí của bạn.

Để thực hiện tốt việc này thì gia đình bạn nên tập trung sinh hoạt trong căn phòng thay vì trải ra khắp nơi. Thay vào đó, hãy lên lịch nấu nướng, dọn dẹp khoa học để tránh bật bếp nấu nướng quá nhiều, gây ra sự bức bí không cần thiết.

12, Cách nhiệt cho mái nhà

Đối với các loại nhà phố, do thường chỉ có một mặt tiền, bị bít cả 3 phía nên sức nóng của nắng vào nhà chủ yếu là từ phần mái. Điều này có thể thực hiện bằng cách đóng thêm trần giả với các chất liệu chuyên chống nóng bằng thạch cao, xốp cách nhiệt, bông thủy tinh.

13, Phun nước lên những tấm tôn lợp mái

Nhiều gia đình do thời tiết quá nóng nên đã lắp đặt các vòi phun nước tự động để phun lên mái tôn vào những giờ nóng. Nhưng cách này đòi hỏi chi phí lắp đặt và chi phí điện nước. Do đó, các bạn cần cân nhắc khi sử dụng phương án chống nóng kiểu này.

>> Xem thêm: tấm panel cách nhiệt

14, Bỏ cành cây, lá cây lên mái

Đối với một số nhà ở vùng nông thôn chống nóng bằng cách bỏ cành cây lên mái tôn là cách đơn giản mà tốn ít chi phí nhất. Các bạn có thể tận dụng các loại cành cây, lá cây khác phủ lên mái. Lưu ý, chỉ nên bỏ các loại cành cây, lá cây có khối lượng nhẹ để tránh làm hư mái tôn.

15, Chống nóng bằng sơn

Một cách chống nóng cho mái nhà bê tông đang được áp dụng phổ biến nhất là quét sơn chống nóng. Cách làm đơn giản là bạn leo lên mái nhà và quét một lớp sơn chống nóng là xong.