Hướng dẫn cách âm cho phòng xem phim tại gia

Nếu bạn quan tâm đúng mức thì bạn có thể tự xây dựng cho mình một phòng cách âm tiêu chuẩn cho nhu cầu giải trí.

Muốn dựng được một phòng cách âm thực thụ. Bạn cần xác định âm thanh lọt ra từ ở đâu theo những cách nào, từ đó mới có phương pháp đầu tư phù hợp. Dù cho bạn có dành phòng riêng cho hệ thống âm thanh phức tạp hay chỉ dùng cho mục đích khác. Vẫn luôn có nhiều cách thức để nâng cấp.

f:id:cattuong9102:20191029174536j:plain

Âm thanh thường sẽ có 2 con đường lọt ra ngoài. Thứ nhất là đường không khí và con đường này dễ khắc phục. Các cửa sổ, lỗ thông gió hay bức tường đều là những chỗ mà sóng âm có thể ra ngoài. Giải pháp đơn giản là sử dụng vật liệu cách âm tường. Sử dụng vật liệu này, kích thước không phải là vấn đề, vì tính chất gọn nhẹ của nó.

Âm thanh lọt qua con đường thứ 2 phức tạp hơn và khó khắc phục hơn là lọt ra ngoài kết cấu vật liệu căn phòng như sàn hay trần nhà. Sóng âm đi xuyên qua vách. Giải pháp cho hiện tượng này là phải tạo được sự cô lập các vách với nhau. Nếu 2 vách không chạm nhau thì âm thanh khó lọt qua. Nhìn qua thì khá đơn giản nhưng để khắc phục được hiện tượng này thì cần có giải pháp khá phức tạp.

Giải pháp đầu tiên phải xử lý được cách âm tường. Hầu như mọi người khi xây phòng đều có một kiểu xếp tiêu chuẩn gồm 2 lớp tường đá rỗng ở giữa và một cột gắn ở 2 lớp tường này. Giải pháp này không hoàn hảo. Chỉ 2 lớp và một không gian rỗng nhỏ hẹp ở giữa không cô lập được nhiều âm thanh. Thêm nữa, việc chỉ sử dụng một cột đơn cho cả 2 lớp đồng nghĩa việc độ rung âm thanh có thể thông qua cột kết cấu để sang phòng bên.

Cách khắc phục việc này là áp dụng kỹ thuật xếp cột xen kẽ. Thay vì sử dụng cùng lúc một cột với 2 mặt dính vào 2 lớp tường thì mỗi lớp tường sẽ được áp dụng với cột riêng chỉ ở một mặt. Kỹ thuật này sẽ khiến tường rộng hơn nhưng sẽ cô lập âm thanh tốt hơn, cách âm hiệu quả hơn.

Một giải pháp khác là có thể xây tường di động, nghĩa là có thể tách các tường khỏi khung bằng cách sử dụng hệ thống dịch chuyển giúp nâng cao khoảng cách giữa 2 lớp thêm vài cm nhằm tạo thêm khoảng không giúp cách âm tốt hơn. Nhiều chuyên gia không khuyến khích cách làm này.

Sau khi cách âm cho tường và trần, vấn đề khó con lại là sàn nhà. Tương tự như trần và tường, sàn nhà cũng là nơi âm thanh có thể xuyên sang phòng bên cạnh, nhất là khi phòng của bạn lại ở trên phòng khác. Một trong những phương pháp đầu tiên nên nghĩa là trải thảm cho sàn.

Nếu chuyên nghiệp hơn có thể sử dụng phương pháp như trần hay tường, đó là làm sao để mặt sàn tách biệt với mặt nền càng tốt. Bạn có thể làm được điều này trên một khung phụ, tạo thêm một khoảng không giữa sàn và nền, từ đó cách âm hiệu quả hơn.

Tuy vậy, làm một mặt sàn mới không phải là giải pháp mà ai cũng có thể làm được và cũng không phải địa hình nào cũng làm được. Nếu bạn không thể thực hiện được, hãy cố gắng tách biệt âm thanh từ loa tới sàn bằng chân đế. Các chân đế, các tấm cách âm lót nếu được đầu tư đúng mức và vật liệu chuyên dụng có thể đóng vai trò khá lớn trong cách âm.

Sau khi bạn đã giải quyết các không gian lớn, giờ đến lúc giải quyết các không gian nhỏ cũng có thể gây lọt âm. Các cửa ra vào càng vững, càng chắc chắn thì độ cách âm càng cao.

Một yếu tố phụ cần xem xét là các lỗ thông gió của căn phòng. Vấn đề này giải quyết có phần đơn giản hơn như chỉ cần lắp thêm vách cách âm phía trước hoặc một tấm xốp xps cũng có thể giải quyết được vấn đề.

Nếu để ý kỹ hơn thì bạn có thể chú ý đến các khu vực như hộp điện. Hộp này phải phủ kín bằng vật liệu cách âm, nhất là đối với những hộp lớn có thể sâu sang cả phòng bên cạnh.

Cửa sổ cũng là một đối tượng cần được xem xét cẩn trọng. Nếu nhà bạn chỉ có cửa sổ kính đơn, hãy nâng cấp lên cửa kính hái lớp chân không. Hãy đầu tư các loại mành hay rèm để hỗ trợ thêm việc cách âm. Giải pháp hoàn hảo nhất là bố trí phòng giải trí nghe nhìn không có cửa sổ hoặc nếu cần thiết phải có hãy đầu tư một tấm cách âm đúng bằng cửa sổ để khi cần có thể che kín lại.

Có nhiều lựa chọn để khắc phục và xây dựng cho mình một căn phòng cách âm hiệu quả phục vụ cho nhu cầu giải trí. Nó sẽ thực sự hiệu quả nếu được đầu tư đúng mức.

*1

*1:Xem thêm: Cách âm phòng ngủ như thế nào mới đúng tiêu chuẩn ?

Giải pháp chống nóng cho mái nhà bằng trên sân thượng

Việt nam có nền khí hậu cận nhiệt đới, vào mùa hè có khi nhiệt độ vượt lên 40 độ C. Chính vì thế, tìm giải pháp cách nhiệt chống nóng cho nhà mái bằng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm.

Nhà mái bằng có thời gian chịu bức xạ của ánh mặt trời lâu và nhiều nhất. Vì vậy việc thi công các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật, vật liệu chống nóng nhà mái bằng sẽ góp phần làm mát cho các công trình xây dựng. Sau đây là giải pháp chống nóng hiệu quả bằng vườn trên mái sử dụng Cool Foam XPS.

f:id:cattuong9102:20191023132912j:plain

Vườn Trên Mái Sử Dụng Cool Foam XPS - Giải pháp chống nóng cho nhà mái bằng

Vườn trên mái bằng là giải pháp chống nóng cho nhà mái bằng khá hay và hiệu quả, mang nhiều sắc thái đa dạng và phù hợp với tình trạng thiếu mảng xanh của cây cối trong không gian cửa nhà ở nói riêng và môi trường đô thị nói chung.

Xem chi tiết tại Giải pháp chống nóng cho nhà mái bằng

Một số cách giúp cho ngôi nhà mát mẻ trong ngày nắng

Những cách trong bài viết bên dưới đây sẽ giúp giảm bớt phần nào sự khó chịu của cái nóng ngày hè mà không cần phải bật máy điều hòa.

1, Trồng cây xanh

Đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà hoặc thiết kế một giàn cây deo ngoài ban công sẽ có tác dụng rất lớn giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong ngày nóng bức.

f:id:cattuong9102:20191017125108j:plain

2, Luôn kéo rèm cửa

Biện pháp đơn giản nhất là luôn kéo rèm cửa. Bạn nên chọn những loại rèm cửa màu sắc tối để tránh bức xạ nhiệt vào trong phòng. Biện pháp đơn giản này có thể giúp làm giảm 7% chi phí hóa đơn tiền điện, giúp cho nhiệt độ căn phòng luôn ở mức thấp.

Tận dụng những luồng gió mát tự nhiên vào buổi tối để giúp không khí trong phòng luôn được lưu thông. Hãy đảm bảo không khí có thể lưu thông bằng cách mở các cánh cửa đối diện nhau. Điều này không chỉ giúp lấy gió tự nhiên mà còn giúp không khí trong phòng có nhiều oxy hơn và làm giảm cảm giác oi bức.

3, Mẹo với một chiếc quạt

Không cần phải bật máy điều hòa để có hơi lạnh tỏa ra trong căn phòng. Bạn có thể sử dụng một mẹo nhỏ đơn giản với nước đá và một chiếc quạt. Để đá lạnh trong một chiếc thau, đặt trước quạt. Hơi quạt bốc lên sau đó sẽ được quạt thổi khắp phòng, giúp giảm nhiệt tốt.

4, Chỉnh lại quạt trần

Vào mùa hè, cài đặt quạt trần quay ngược chiều kim đồng hồ, tạo gió nhẹ. Khi đứng dưới quạt sẽ cảm nhận được luồng gió lạnh trực tiếp xuống cơ thể, không khí lạnh tập trung và không bị loãng khắp phòng.

f:id:cattuong9102:20191017125154j:plain

5, Thay đèn sợi đốt

Các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, năng lượng này là hoàn toàn lãng phí. Bạn nên thay thê những bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact. Không chỉ giúp nhiệt đổ giảm mà còn giúp giảm hóa đơn tiền điện.

>> Tham khảo thêm: Giải Pháp Thi Công Chống Nóng Cho Nhà Mái Bê Tông Hiệu Quả

Cách chống nóng cho căn nhà hiệu quả trong ngày nóng

Tại Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng của mùa hè, với nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 39 độ C. Với những cách trong đây sẽ giúp bạn làm giảm bớt đi phần nào sự khó chịu của cái nóng trong nhà.

1, Luôn kéo rèm cửa

f:id:cattuong9102:20191015130136j:plain

Thông thường lượng nhiệt đến nhiều nhất từ cửa sổ. Do đó, biện pháp đơn giản nhất là luôn kéo rèm cửa và bạn nên chọn những loại rèm cửa sáng màu để ngăn ánh sáng vào phòng.

Biện pháp đơn giản này giúp bạn có thể giảm nhiệt độ phòng luôn ở mức thấp. Hãy lưu ý đặc biệt đối với những chiếc cửa sổ kính ở hướng tây và hướng nam.

2, Không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt

Hãy biết tận dụng những luồng gió mát tự nhiên và buổi tối để giúp cho không khí trong phòng của bạn được lưu thông.

Do đó, không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt. Hãy đảm bảo không khí có thể lưu thông bằng cách mở cách cửa đối diện nhau. Điều này không chỉ giúp lấy gió mát tự nhiên mà còn giúp không khí trong phòng có nhiều oxy hơn và làm giảm cảm giác oi bức.

3, Mẹo với một chiếc quạt

Bạn không cần phải bật máy điều hoa để có hơi lạnh trong căn phòng mà có thể sử dụng một mẹo nhỏ đơn giản với nước đã và một chiếc quạt.

Để đá lạnh vào trong một chiếc bát và đặt phía trước của một chiếc quạt. Hơi lạnh bốc lên sau đó sẽ được quạt khổi khắp phòng giúp giảm nhiệt tốt.

>> Xem thêm: tôn chống nóng cách nhiệt cho mái tôn

4, Thay nệm và ga trải giường

Mùa hè đến là lúc bạn phải nói lời tạm biệt những chiếc nệm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nằm trên những chiếc nệm êm thì việc lựa chọn chất liệu phù hợp là điều quan trọng. Trong tất cả các loại thì nệm lò xo là thích hợp để sử dụng trong mùa hè nhất. Tiếp đến là nệm làm từ sợi tự nhiên ép sẽ cao hơn nệm bông ép, bọt biển, cao su.

5, Chỉnh quạt trần để quay ngược chiều kim đồng hồ

Vào mùa hè, cài đặt quạt trần quay theo ngược chiều kim đồng hồ để tạo gió. Khi đứng dưới quạt bạn sẽ cảm nhật được luồng gió lạnh trực tiếp xuống cơ thể, không khí lạnh tập trung và không bị loãng khắp phòng.

f:id:cattuong9102:20191015130231j:plain

6, Làm mát cơ thể bạn

Thay vì tập trung vào việc làm mát căn phòng, chúng ta có thể tập trung vào việc làm mát cơ thể của mình. Một số biện pháp đơn giản là mặc quần áo thoáng mát, sử dụng một chiếc khăn lạnh đắp trên những vùng cơ thể nóng như cổ, bên trong khuỷu tay và uống những loại nước mát giải nhiệt.

>> Tham khảo thêm: cách nhiệt polystyrene

7, Bật quạt thông gió

Điều này là cần thiết vì nó giúp tống khứ đi luồng gió không khí nóng do nấu ăn hoặc sau khi bạn tắm ra ngoài căn nhà của bạn.

Lý tưởng nhất là tạo ra sự thông gió từ dưới lên. Vì thế, hãy mở cửa sổ sát mái nhà, gác xếp và cửa sổ trên cầu thang. Khí nóng sẽ bốc lên cao, còn khí lạnh sẽ chìm xuống làm mát cho nhà bạn.

8, Trồng thêm cây xanh

Đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà hoặc thiết kế một giàn dây leo ngoài ban công sẽ có tác dụng lớn giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.

f:id:cattuong9102:20191015130616j:plain

9, Thay đèn sợi đốt bằng đèn compact

Các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt lớn, năng lượng này là hoàn toàn lãng phí. Do đó, đừng ngần ngại thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang compact. Không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà mà còn giúp làm giảm hóa đơn tiền điện của bạn mỗi tháng.

10, Các biện pháp lâu dài

Nếu bạn muốn cải thiện tình hình lâu dài thì bạn nên tính đến một số biện pháp như sử dụng tấm cách nhiệt , chống nóng mái bê tông, sơn cách nhiệt và còn nhiều biện pháp khác mà bạn có thể tham khảo trên internet.

11, Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện

Không chỉ là vấn đề tiết kiệm điện mà còn bởi nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị điện, đồ dùng gia đình trong quá trình hoạt động sẽ cộng thêm vài độ C cho ngôi nhà vốn đang bị bức bí của bạn.

Để thực hiện tốt việc này thì gia đình bạn nên tập trung sinh hoạt trong căn phòng thay vì trải ra khắp nơi. Thay vào đó, hãy lên lịch nấu nướng, dọn dẹp khoa học để tránh bật bếp nấu nướng quá nhiều, gây ra sự bức bí không cần thiết.

12, Cách nhiệt cho mái nhà

Đối với các loại nhà phố, do thường chỉ có một mặt tiền, bị bít cả 3 phía nên sức nóng của nắng vào nhà chủ yếu là từ phần mái. Điều này có thể thực hiện bằng cách đóng thêm trần giả với các chất liệu chuyên chống nóng bằng thạch cao, xốp cách nhiệt, bông thủy tinh.

13, Phun nước lên những tấm tôn lợp mái

Nhiều gia đình do thời tiết quá nóng nên đã lắp đặt các vòi phun nước tự động để phun lên mái tôn vào những giờ nóng. Nhưng cách này đòi hỏi chi phí lắp đặt và chi phí điện nước. Do đó, các bạn cần cân nhắc khi sử dụng phương án chống nóng kiểu này.

>> Xem thêm: tấm panel cách nhiệt

14, Bỏ cành cây, lá cây lên mái

Đối với một số nhà ở vùng nông thôn chống nóng bằng cách bỏ cành cây lên mái tôn là cách đơn giản mà tốn ít chi phí nhất. Các bạn có thể tận dụng các loại cành cây, lá cây khác phủ lên mái. Lưu ý, chỉ nên bỏ các loại cành cây, lá cây có khối lượng nhẹ để tránh làm hư mái tôn.

15, Chống nóng bằng sơn

Một cách chống nóng cho mái nhà bê tông đang được áp dụng phổ biến nhất là quét sơn chống nóng. Cách làm đơn giản là bạn leo lên mái nhà và quét một lớp sơn chống nóng là xong.

Bông thủy tinh cách nhiệt chống cháy có tốt không ?

Bông thủy tinh hay còn gọi là sợi thủy tinh – vật liệu cách nhiệt, cách âm được làm từ sợi thủy tinh. Là vật liệu bảo ôn trong xây dựng. Bông thủy tinh có thể đặt trong các vách tường, trên trần mái với mục đích chống nóng, cách nhiệt làm tăng khả năng hấp thụ và phân tán âm thanh có tác dụng cho việc gia tăng rõ ràng của giọng nói, giảm tạp âm hiệu quả.

f:id:cattuong9102:20190905135034j:plain

Bông thủy tinh

Cách nhiệt chống cháy của bông thủy tinh

Được làm từ sợi thủy tinh, tổng hợp chế xuất từ đá, đất sét, xỉ …. Các thành phần chủ yếu là alumium, silicat, canxi, oxit kim loại không chứa amiang có tính cách nhiệt, cách âm, cách điện cao, không cháy mềm và có tính đàn hồi tốt.

Bông thủy tinh cách nhiệt có chống cháy tốt không ?

Bông thủy tinh được sản xuất với tính chất nhiệt và cơ học khác nhau. Chúng được cấu tạo và sản xuất từ sự hợp nhất của hỗn hợp cát tự nhiên, thủy tinh tái chế từ 1,450 độ C khi đó thủy tinh sẽ chuyển sang dạng sợi.

Quá trình sản xuất bông thủy tinh gần giống với quá trình sản xuất keo bông thủy tinh phải thông qua quá trình một mạng lưới bởi lực hướng tâm và làm mát khi tiếp xúc với không khí.

Sự gắn kết và độ bền cơ học cho ta thu được sản phẩm gắn kết các sợi với nhau. Sau đó, người ta đem đun sợi này với nhiệt 200 độ C, được láng để tạo cho chúng có sự liên kết ổn định.

Bông thủy tinh có thể chịu được nhiệt độ -4 độ C lên tới 350 độ C đối với sản phẩm bông thủy tinh có phủ màng nhôm bạc và – 4 độ C lên tới 120 độ C đối với bông thủy tinh không có màng bạc.

Bông thủy tinh có ưu điểm là không cháy nên thích hợp cho việc can ngăn chống cháy trong trường hợp có đám cháy.

* Xem thêm về bông thủy tinh tại https://cattuongcorp.com/vi/san-pham/san-pham-cach-nhiet-khac/bong-thuy-tinh-huamei.html

Ứng dụng của bông thủy tinh

Bông thủy tinh được sử dụng trong các khoang rỗng của vách ngăn như vách tôn, trần nhà, ván thạch cao, hay giữa 2 bức tường với nhau nhằm mục đích cách nhiệt chống nóng, tiêu âm, cách âm.

Ngoài ra, bông thủy tinh còn có tính đàn hồi tốt có thể làm vật liệu chấn sàn, giảm ảnh hưởng tạp âm từ tiếng bước chân hay tiến xê dịch đồ đạc đối với tần dưới.

Chịu nhiệt tốt nên bông thủy tinh được dùng để chống nóng cho nhà xưởng, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình kho cảng.

Với tính năng chịu nhiệt, khả năng chống cháy của bông thủy tinh được dùng làm vật liệu cách điện trong tường, chống cháy trong những trường hợp cần phải cách ly chống cháy hiệu quả.

*Xem thêm: Giải pháp chống nóng mái tôn cho nhà

Cách âm phòng ngủ như thế nào mới đúng tiêu chuẩn ?

Cách âm phòng ngủ không phải có tiêu chuẩn gắt gao như phòng karaoke. Xác định được nguồn gây ồn và xử lý đúng hướng sẽ giúp bạn luôn giữ được sự yên tĩnh trong không gian riêng tư mà không tốn nhiều chi phí.

f:id:cattuong9102:20191002190424j:plain

Cách âm phòng ngủ

Việc đầu tiên phải làm là xác định nguồn âm phát ra để có giải pháp phù hợp. Thao tác này không chỉ là bước đệm để xử lý cách âm triệt để mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Cách âm cửa

Cửa thông phòng có tác dụng cách âm nhất định nhưng sự khác biệt về hiệu quả cách âm rất lớn. Trước hết phải xác định và xử lý được các khe hở để đảm bảo âm thanh không lọt qua được.

Thường xảy ra ở các khe cửa, cạnh cửa và cần gắn các dải cao su, bơm silicon kín để ngăn chặn các nguồn rò rỉ âm thanh.

Cửa có cách âm tốt hay không chỉ phụ thuộc vào việc có đóng kín không mà còn phụ thuộc vào chất liệu cửa.

Cửa cách âm gỗ ép có kết cấu tổ ong tạo nên tác dụng cách âm tốt. Đối với các cửa gỗ thịt hoặc gỗ composite thì tỉ trọng càng cao thì càng có tác dụng cách âm tốt.

>> Xem thêm: xốp cách âm giá rẻ tại https://cattuongcorp.com/vi/tin-tuc/xop-chong-nong.html

Cách âm tường

Vật liệu sử dụng cách âm tường thường là các vật liệu như thạch cao, gạch vữa, gỗ … thông thường đối với vách thạch cao, vách gỗ người ta sẽ làm một vài lớp vật liệu cách âm ở giữa tường gạch và một lớp thạch cao hoặc vách gỗ.

Cách âm trần

Để giảm tiếng ồn từ tầng trên xuống thì có thể sử dụng hệ thống trần thạch cao. Trần thạch cao cách trần bê tông 1 lớp không khí và quan trọng là phải kín, không có khe hở trên trần thạch cao.

Khi lắp đèn âm trần chú ý đến các khe hỏ và chọn loại đèn có độ sâu không nhiều để hạn chế việc khoét sâu. Chú ý xử lý các mối nối và khe hở để đảm bảo cách âm hiệu quả.

f:id:cattuong9102:20191002190527j:plain

Cách âm phòng ngủ

Cách âm sàn

Có thể sử dụng chất liệu cách âm tốt như xốp xps, bông thủy tinh, tấm xps polystyrene. Nếu dùng sàn gỗ thì khi thi công nên gắn dưới lớp gỗ sàn thêm lớp lót đàn hồi như sàn gỗ lát trên khung xương.

>> Xem thêm: Xốp cách âm phòng karaoke

Hướng dẫn loại bỏ tiếng vang trong phòng nghe

Để sở hữu một phòng nghe không chỉ đơn giản là bạn chọn được một bộ loa xịn hay trang trí bắt mắt. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng tới chất lượng phòng nghe của bạn chính là xử lý âm thanh.

f:id:cattuong9102:20190925162724j:plain

Nhiều trường hợp đã dùng biện pháp tiêu âm nhưng tiếng vọng của âm thanh còn rất rõ. Vậy làm thế nào để loại bỏ tiếng vang phòng nghe. Hãy cùng tấm cách âm Cát Tường tìm hiểu nguyên nhân nhé !

Hiện tượng dội âm

Tai của chúng ta hầu hết là nhạy cảm với vị trí phát ra nguồn âm. Ngay cả khi bạn nhắm mắt lại, bạn cũng có thể hình dung ra được vị trí phát ra âm thanh.

Điều này có được là do não chúng ta tự động tính toán thời gian của các âm trực tiếp và âm dội đi đến tai để xác định vị trí nguồn âm. Nhưng sẽ rất khó để xác định vị trí với phòng nghe có nhiều âm thanh dội hoặc một số nơi trống trải ngoài trời hầu như không có chỗ dội nào.

Nếu như âm dội quá to hoặc thời gian trễ quá lâu thì cái chúng ta sẽ nghe thấy là tiếng vang, không tốt cho âm hình.

Sóng đứng và cộng hưởng phòng

Sóng đứng được tạo ra khi có hai mặt phẳng song song trong phòng nghe. Ví dụ như hai bức tường, trần hoặc sàn. Sóng đứng làm méo âm trần và trung từ 300Hz trở xuống.

Bạn có thể kiểm tra âm trầm trong phòng nghe của bạn bằng cách bật một đĩa nhạc với nhiều âm trầm và di chuyển tới các vị trí khác nhau trong phòng. Bạn sẽ thấy tiếng bass mạnh hơn khi ở những vị trí gần tường hoặc trong góc, nơi sóng đứng thường tụ lại. Do đó, cột chân voi hoặc bass trap thường đặt ở góc phòng để xử lý hiện tượng này.

Xảy ra ở những nơi có mặt phẳng song song và cứng. Hiệu ứng này tạo những tiếng vang sau khi âm gốc đã tắt.

Hiệu ứng này ảnh hưởng đến độ nhanh và dứt khoát của âm thanh, làm cho dài trung và cao trở nên chói và khó nghe. Nó ảnh hưởng đến tần số 500Hz trở lên và một lý do chính làm cho cùng một cặp loa phát ra những âm thanh khác nhau ở những phòng khác nhau.

Để xử lý âm vang, chúng ta cần đặt các tấm cách âm, tán âm ở các mặt phẳng song song để hạn chế sóng đứng.

>> Xem thêm về tấm polystyrene xps sản phẩm cách nhiệt hiệu quả.

Tiêu âm

Âm thanh phát ra từ cặp loa, cũng như dội từ tường và các vật trong phòng, thực ra là năng lượng sóng âm. Trong việc xử lý tiêu âm, những vật liệu dày và có cấu trúc tổ ong thường được ưa chuộng. Chúng tiêu âm bằng cách chuyển năng lượng sóng thành nhiệt.

Điều này xảy ra khi các dao động âm trong không khí chui qua vật liệu tiêu âm, đập và chuyển hóa thành nhiệt. Mỗi chất liệu của các độ vật trong phòng nghe có tác dụng tiêu âm khác nhau.

Việc sử dụng quá nhiều tiêu âm sẽ cho kết quả không tốt. Lúc đó, âm trung và cao dội vào tường sẽ bị triệt tiêu hết trong khi các âm bass hầu như còn. Điều này làm cho phòng có cảm giác sẽ bị dày và ù.

Một số chú ý

Trước khi dùng các vật liệu chuyên dụng. Bạn nên cố gắng tận dụng và bố trí những vật liệu thông thường trong phòng cho hiệu quả.

Nên lắp rèm cho cửa sổ kính lớn

Không nên che phủ hết các bề mặt, có những vị trí mà việc xử lý cho hiệu quả tốt và ngược lại.

Mặc dù tấm xốp cách âm xps là một lựa chọn quan trọng cho xử lý phòng nghe. Trong nhiều trường hợp, đây không phải là một giải pháp tốt nhất. Trong một căn phòng nhỏ, việc sử dụng tiêu âm quá mức sẽ làm cho âm thanh mất hết sự sống động và lôi cuốn. Không nên xử lý phòng nghe với quá nhiều tiêu âm như các phòng thu.

Bài viết khác